Trước những khó khăn về tài chính với khoản nợ 1 tỷ euro, Barcelona đã lên kế hoạch bán đi quyền đặt tên sân vận động cho Spotify, dịch vụ cung cấp âm nhạc kỹ thuật số đến từ Thụy Điển. Được biết nếu thỏa thuận này thành công, Blaugrana sẽ thu về khoản tiền 280 triệu euro từ Spotify với hợp đồng 3 năm. Ở chiều hướng ngược lại, tên gọi cũ  Camp Nou sẽ chuyển thành Spotify Camp Nou.

Barcelona không phải là trường hợp đầu tiên nhượng lại quyền đặt tên sân vận động của mình. Trong quá khứ đã có nhiều đội bóng dùng cách thức này để mang lại nguồn thu nuôi sống CLB. Dưới đây là danh sách 10 sân vận động đã được các doanh nghiệp lớn mua lại tên.

1. Emirates - Arsenal


Sân vận động mới của Arsenal được hãng hàng không Emirates mua lại bản quyền đặt tên với giá 100 triệu Bảng từ mùa 2006-2007.

2. Etihad - Manchester City


Sân vận động City of Manchester của Man City được Hãng hàng không Etihad Airways mua lại bản quyền đặt tên với giá 200 triệu bảng vào năm 2011.

3. Allianz Arena - Bayern Munich


Sân vận động của Bayern Munich được Hãng bảo hiểm Allianz mua lại bản quyền đặt tên trong thời hạn 30 năm.

4. Allianz Stadium - Juventus


Juventus đã nhượng lại quyền đặt tên cho đơn vị Sportfive với tên thương mại là Allianz trong thời hạn từ 2017 đến 2023.

5. Signal Iduna Park - Dortmund


Sân vận động Westfalenstadion của Dortmund được Công ty bảo hiểm Signal Iduna mua lại bản quyền đặt tên vào năm 2005.

6. Red Bull Arena - RB Leigzig


RB Leipzig nhượng lại quyền đặt tên sân vận động cho Red Bull từ năm 2010.

7. King Power - Leicester City



Tập đoàn du lịch và bán lẻ King Power của Thái Lan mua bản quyền đặt tên sân vận động của Leicester kể từ mùa 2011-2012.

8. Bet365 Stadium - Stoke City


Sân vận động của Stoke City được nhà cái Bet365 mua lại bản quyền đặt tên vào năm 2016.

9. Mercedes-Benz Arena - Stutgard


Năm 2008, sân Neckarstadion của Stutgard được Mercedes-Benz mua lại quyền đặt tên sân.

10. Philips Stadium - PSV


Sân nhà của PSV được mua quyền đặt tên bởi công ty điện tử Phillips.